Lê Đình Trọng
Chief Manager - Quận 7
Trần nhà là một trong những điểm nhấn quan trọng cho không gian trong gia đình bạn. Bắt kịp xu hướng kiến trúc hiện đại ngày nay, trần thạch cao được giới chuyên môn xây dựng đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ cũng như công dụng mà nó mang lại. Vậy trần thạch cao có gì khác biệt so với những mẫu trần nhà khác? Hãy cùng Xây Dựng Kiến An tìm hiểu qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC BÀI VIẾT [Ẩn]
Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, được cố định bằng hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.
Để giúp bạn có cái nhìn khái quát và đưa ra được sự lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp với thiết kế không gian nhà ở tốt nhất, Xây Dựng Kiến An sẽ liệt kê các loại trần thạch cao dựa theo hình dáng, tính chất và cấu tạo, cũng như ưu nhược điểm của từng loại. Qua đó, đáp ứng nhu cầu vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao giá trị ngôi nhà của bạn.
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi (thả) được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay những đường dây điện, ống nước dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà.
Ưu điểm của trần thạch cao nổi cần kể đến là có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt. Quá trình thi công diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trần dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi xảy ra sự cố. Trần thạch cao nổi thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần. Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng hơn.
Tuy nhiên, trần thạch cao nổi thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn. Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi ít ứng dụng cho thiết kế nhà diện tích nhỏ đẹp mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn như nhà xưởng, hội trường. Xét về tính thẩm mỹ thì những trần nổi thường không có thẩm mỹ cao bằng những trần chìm.
Trần thạch cao chìm
Trái ngược với trần nổi thì trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
Trần thạch cao chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.
Trần thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm dùng cho những nơi muốn cách âm, tiêu âm ra bên ngoài, ví dụ như phòng karaoke. Khi thi công trần thạch cao tiêu âm, ngoài mục đích cách âm, tấm này còn được uốn cong định hình tạo thẩm mỹ cho các công trình. Sản phẩm có thể được ứng dụng trong trường học, nhà hát, hội trường, văn phòng…
Trần thạch cao chống cháy
Loại trần này được kết hợp từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica có tác dụng chống cháy. Vỏ bọc bên ngoài tấm là 1 lớp giấy màu hồng có thiết kế rất đặc biệt. Người ta sử dụng loại tấm này để thi công những loại trần có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, phòng máy tính, nhà bếp hay cầu thang thoát hiểm.
Trần thạch cao chống ẩm
Dùng cho những nơi ẩm thấp, ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp. Thợ thi công sẽ sử dụng các loại tấm thạch cao chống ẩm của Gyproc 9mm hoặc tấm thạch cao của Đức để tiến hành thi công giúp cho căn nhà của bạn luôn được sạch sẽ, chống ẩm mốc trong thời tiết khắc nghiệt.
Trần thạch cao chịu nước
Dùng cho những nơi tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, hay tiếp xúc với nước. Tấm thạch cao chịu nước chống thấm dùng để lát nền, đối với tường trần thạch cao sàn nâng dùng với những nơi có độ ẩm cao, phù hợp với mọi thời tiết.
Cách phân loại này được hình thành từ chính những nhu cầu, đòi hỏi của người sử dụng, và được dựa trên những họa tiết, vật dụng trang trí của không gian. Cụ thể:
Trần thạch cao hiện đại
Có thể khẳng định đây là kiểu trần thạch cao có tính “linh động” cao nhất. Với trần thạch cao hiện đại, bạn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, vật dụng trang trí khác nhau để tạo nét cá tính, phong cách riêng. Trần giật cấp là kiểu trần được ưa chuộng nhất trong phong cách trần hiện đại vì loại trần này có tính thẩm mỹ, cùng hiệu ứng ánh sáng đạt mức tối ưu nhất.
Trần thạch cao tân cổ điển
Đây là kiểu trần mang hơi hướng giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Các chi tiết thường sử dụng gồm: góc trang trí trần tường trơn, chỉ nẹp cong, chỉ nẹp trơn, phào chỉ trơn. Cũng tương tự như trần thạch cao cổ điển, đèn trần cũng là một chi tiết quan trọng giúp tạo nên phong cách tân cổ điển. Tuy nhiên, khác ở chỗ là đèn trần có thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn.
Trần thạch cao cổ điển
Ở kiểu trần này, các họa tiết trang trí thường có mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể, các họa tiết thường sử dụng gồm: mái vòm, góc trang trí trần tường hoa văn, chỉ nẹp hoa văn, phào chỉ hoa văn. Bên cạnh các họa tiết đó, hình dáng đèn trần cũng được coi là một chi tiết quan trọng của phong cách cổ điển.
Như vậy, với những đặc điểm và lợi ích vượt trội mà trần thạch cao mang lại thì trần nhà thạch cao đang chiếm giữ một vai trò quan trọng trong thiết kế xây dựng. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua website xaydungkienan.com để được tư vấn và thi công những mẫu trần thạch cao đẹp nhất, giúp bạn sở hữu không gian sống một cách hoàn hảo nhất!
Xem thêm:
Chief Manager - Quận 7
CEO công ty quảng cáo Mai Nguyễn - Quận Tân Phú
Chủ vựa gạo - Long An