Trần nhựa ngày nay được nhiều đơn vị thi công chuyên ngành sử dụng bởi nhiều tính năng vượt trội. Vậy trần nhựa là gì và ưu điểm của nó? Các loại trần nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay? Hay quy trình thi công trần nhựa như thế nào là đúng, hãy cùng Xây Dựng Kiến An tham khảo ngay ở bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu các loại trần nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay, thì chúng ta nên hiểu rõ trần nhựa là gì?
Trần nhựa chính là một loại vật liệu được làm bởi bột nhựa PVC kết hợp cùng một số chất phụ gia khác để tạo độ dài và khả năng chống cháy cho sản phẩm. Trước đây, trần nhà bằng PVC được lựa chọn phổ biến khi thị trường vật liệu trần nhà chưa đa dạng.
Hình ảnh minh họa về công trình nhà ở sử dụng trần nhựa
Ưu điểm của trần nhựa
Sự phổ biến của các loại trần nhựa, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn không phải vì ngẫu nhiên. Trần nhựa có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Khả năng chống nóng hiệu quả: trần nhựa được nhiều cửa hàng hay những ngôi nhà được xây dựng từ nhiều năm về trước sử dụng giúp chống nóng. Nó có khả năng chống nóng lên đến 90%.
Chống ồn và chịu được nước: chất liệu của trần nhựa là PVC và các chất phụ gia, sự tổng hợp nhiều nguyên liệu có chất lượng tốt tạo nên hiệu quả cao.
Chất liệu nhựa có trọng lượng nhẹ: Thực tế so nhựa với với các nguyên liệu khác như gỗ thì trần nhựa nhẹ hơn nhiều. Điều này tạo nên lợi thế trong quá trình vận chuyển, hay thi công sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Mẫu mã trần nhựa phong phú với nhiều thiết kế bắt mắt. Nếu gia chủ muốn tăng độ thẩm mỹ thì kết hợp thêm tấm ốp trần hoặc phào nẹp PU. Điều này giúp cho trần nhà có điểm nhấn, tăng vẻ đẹp hiện đại; tránh sự đơn điệu nhàm chán.
Trần nhựa có độ bền cao nhờ lớp phủ PVDF, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và không có tình trạng bị ăn mòn bởi muối hay acid.
Trần nhựa có tuổi thọ kéo dài lên đến 10 năm
Một ưu điểm nổi bật của trần nhựa là giá thành rẻ hơn những chất liệu khác rất nhiều.
Các loại trần nhựa hiện nay
Trần nhựa đa dạng chủng loại hay mẫu mã, nhưng nó được phân thành hai loại chính là trần thông thường và trần chống nóng (trần cách nhiệt):
Trần nhựa thông thường: hay có thể gọi với tên khác là trần không xốp, được sản xuất theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất trần nhựa của Đài Loan rất hiện đại. Ưu điểm của trần nhựa thông thường là chịu nước, chịu nhiệt tốt; ít gặp trường hợp trần bị cong, vênh, hay mối mọt, mục nát; tuổi thọ sử dụng cao; gia thành rẻ. Tuy nhiên, loại trần này có nhược điểm là không có khả năng chống nóng, không cách nhiệt hay cách âm.
Trần nhựa cách nhiệt: là phân loại cao cấp. Trần này có một lớp xốp cách nhiệt ở bên trên (xốp 5cm và 8cm). Khả năng chống nóng, cách nhiệt và giá thành của loại trần này sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ dày của xốp.
Mẫu trần nhựa cách nhiệt phổ biến
Cách thi công trần nhựa đúng kỹ thuật
Thi công trần nhựa đẹp, nhanh, đúng kỹ thuật cũng cần phải có một quy trình phù hợp. Để thi công trần nhựa, bạn nên theo trình tự như sau:
Xác định độ cao của trần nhà
Bạn dùng ống Nivo hoặc tia laser để có thể xác định được chiều cao trần.
Sau đó lấy dấu vị trí của mặt bằng trần trên cột hoặc vách tường.
Cố định phào bo
Sau khi hoàn thành bước đầu tiên là xác định vị trí trên tường, bước tiếp theo là tiến hành lắp đặt khung phào bo xung quanh. Phào nẹp được cố định vào bốn bức tường bởi đinh vít.
Tiếp đến là bước treo khung trần. Ở bước này, đối với mỗi loại mái khác nhau sẽ có cách thực hiện khác nhau. Nhà sử dụng mái ngói, mái tôn hay mái Fibro xi-măng, khung trần có thể được treo lên xà gỗ mái bằng dây thép. Đối với mái bê tông, những gì bạn cần là sử dụng máy khoan và treo Fat 2 lỗ lên trên bề mặt trần.
Treo xương trần nhà
Ở bước này bạn có thể sử dụng dây thép 1.5 – 2.0 để treo xương trần lên xà gỗ đối với mái tôn hoặc mái Fibro xi măng. Còn mái trần là bê tông thì bạn dùng khoan bê tông để treo Fat 2 lỗ trên mặt trần.
Hình ảnh treo xương trần nhà
Tùy vào mỗi công trình cụ thể mà giữa các xương có khoảng cách khác nhau, nhưng thông thường sẽ là 80cm – 1m. Xương dọc được treo theo từng dạng mặt bằng của công trình, xương ngang được treo với khoảng cách là 2m – 3m / xương ngang.
Tiến hành lắp đặt tấm trần
Trước khi lắp đặt, bạn nên dùng thước để đo chiều rộng của mặt bằng rồi trừ đi 5mm để có được số đo cắt nhựa lắp đặt tấm nhựa lên xương theo chiều vuông góc. Một lưu ý nhỏ là khi treo xương bạn nên treo hai xương cạnh H nối với khoảng cách tối đa là 40cm.
Trần nhựa trong thi công thiết kế công trình không còn là điều quá xa lạ hiện nay bởi nhiều ưu điểm của nó. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp đỡ được mọi người khi có nhu cầu tìm hiểu.
“Sáng tạo không ngừng để đạt tới sự hoàn mỹ trong mắt của gia chủ”, Đội ngũ kiến trúc sư Kiến An am hiểu giá trị của từng phong cách thiết kế kiến trúc, nội thất do đó làm sáng tỏ nét đẹp của các thể loại kiến trúc với sự xuất sắc thông qua trình độ chuyên môn tuyệt vời của chúng tôi.