Lê Đình Trọng
Chief Manager - Quận 7
Khi nói về những đặc trưng kiến trúc Cổ điển và Tân cổ điển, người ta không thể nào không nói về kiểu mái nhà Cổ điển Mansard. Đây là đặc trưng, là dấu hiệu nhận diện phổ biến cho những công trình biệt thự phong cách cổ điển và tân cổ điển.
MỤC LỤC BÀI VIẾT [Ẩn]
Mái mansard là loại mái được thiết kế theo kiểu gambrel lợp ngói đá. Nghĩa là kiểu mái chia làm 2 phía, mỗi phía có hai phần có độ dốc khác nhau, độ dốc lài hơn nằm trên độ dốc dốc hơn. Phần dốc này được thiết kết có thêm cửa sổ ở phần dốc nhiều hơn, do vậy tạo ra được một tầng áp mái có thể ở được. Độ dốc trên của mái nhà (dốc lài hơn) không nhìn thấy được từ đường phố khi nhìn từ gần tòa nhà. Về mặt thẩm mỹ thì bộ mái tạo ra một sự kết thúc thú vị và mạch lạc.
François Mansard là người đã phát minh ra loại mái Mansard đặc trưng này, tên ông đã được đặt tên cho nó. Cấu tạo mái mansard rất phù hợp với các công trình kiến trúc theo phong cách Tân cổ điển.
Vào thời kì Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dưng rất nhiều công trình hành chính và thương mại lớn tại Hà Nội. Mục đích là biến nơi đây trở thành trung tâm chính trị – kinh tế và đồng thời là thủ dô của toàn liên bang Đông Dương. Vì thế, những công trình ấy hiển nhiên mang dấu ấn kiến trúc Pháp, đặc biệt là lối kiến trúc Cổ điển và Tân cổ điển. Kiểu mái Mansard là bộ phận gắn liền với hai phong cách này. Chính vì thế mà không khó để bắt gặp kiểu mái này trong những kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội như các công trình: Dinh Thống sứ, Toà án, Bưu điện, Ga Hàng cỏ, Trụ sở Công ty Hoả xa Đông Dương – Vân Nam, Khách sạn Métropole, Toà báo Avenir Tonkin….
Trên các công trình này, bộ mái Mansard cho mẫu biệt thự tân cổ điển đều được các kiến trúc sư – tác giả xử lý một cách khéo léo. Vì thế những bộ mái này không chỉ trở thành một bộ phận không thể thiếu của công trình mà còn đóng góp rất lớn vào sự thành công về mặt thẩm mỹ của toà nhà.
Phong cách cổ điển không chỉ ứng dụng trong từng góc mái, cột trụ, mà còn được tính toán cầu kỳ trong nội thất châu Âu. Điển hình của sự đồng bộ kiến trúc trong ngoài là kiểu cách cầu thang, cùng xem Mẫu cầu thang cổ điển cho nhà biệt thự sang trọng.
Ở dinh Thống sứ (12 Ngô Quyền), mái Mansard chỉ là sự đột khởi lên ở khối trung tâm đằng sau bức sơn tường được trang trí hoa mĩ tạo thành điểm nhấn duy nhất cho toà nhà.
Ở Toà án (48 Lý Thường Kiệt) mái Mansard được sử dụng trên toàn bộ công trình. Ở khối trung tâm, bộ mái này được nhấn mạnh và được kết hợp với các cửa mái tạo ra sự kết thúc nghiêm trang.
Ga Hàng Cỏ trên phố Lê Duẩn có thể coi là một sự thành công trong việc sử dụng bộ mái Mansard. Ga Hàng Cỏ là công trình Tân cổ điển có áp dụng bộ mái Mansard đẹp nhất Hà Nội.
Mái Mansard không còn được sử dụng nhiều trong những công trình kiến trúc hiện đại. Nhưng đối với các công trình cổ điển và tân cổ điển, như biệt thự hoặc khách sạn tân cổ điển chẳng hạn, thì mái Mansard luôn đem lại cảm giác cổ kính, sang trọng cho công trình.
Kiến An với đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm sẽ đem vẻ cổ kính, sang trọng của mái Mansard bằng bản thiết kế biệt thự tân cổ điển và cổ điển đến bạn, liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
Chief Manager - Quận 7
CEO công ty quảng cáo Mai Nguyễn - Quận Tân Phú
Chủ vựa gạo - Long An