Lê Đình Trọng
Chief Manager - Quận 7
Biệt thự là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn, có diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng Kiến An tìm hiểu thêm một số tiêu chuẩn thiết kế biệt thự khác ở bài viết dưới đây nhé.
Biệt thự tích hợp nhiều không gian chung và riêng khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng và quỹ đất của mỗi gia đình mà các không gian đó sẽ bao gồm: phòng khách, phòng ăn, bếp nấu, phòng ngủ, phòng nghe nhạc, thư viện, khu vực cầu thang, phòng thể thao, phòng học con cái, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, khu vệ sinh… Yêu cầu trong thiết kế các không gian của nhà ở biệt thự như sau:
MỤC LỤC BÀI VIẾT [Ẩn]
Như sảnh, phòng khách, phòng sinh hoạt chung, bếp ăn… đây đều là không gian công cộng, để phục vụ cho các thành viên trong gia đình.
Đây là không gian cần phải có trong mỗi biệt thự, nó tạo cảm giác sang trọng, rộng rãi, bề thế cho ngôi nhà của gia chủ và đồng thời cũng giúp các không gian chức năng bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn nhiều.
Khi thiết kế biệt thự, cần lưu ý phòng sảnh có diện tích vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ mà cần phù hợp với tổng thể chung của nhà. Không gian này còn giúp tạo cảm giác cân bằng, ấm cúng, gần gũi cho người sử dụng.
Phòng khách trong nhà ở biệt thự là một trong những không gian chức năng tối quan trọng nhất, vì không chỉ là nơi đơn thuần để tiếp khách hay sinh hoạt chung. Mà còn là nơi thể hiện sự bề thế, sang trọng, cá tính của gia chủ và tạo ấn tượng không thể quên với khách khứa. Chính vì vậy, đây cũng là nơi tốn nhiều công sức nhất khi thiết kế biệt thự .
Về diện tích, phòng khách thường là một trong những không gian rộng rãi nhất trong biệt thự với diện tích ít nhất từ 20 -25m2 cho biệt thự nhỏ, 25 – 30m2 cho biệt thự loại trung bình và 30 – 40m2 cho biệt thự lớn và từ 40m2 trở lên cho dinh thự. Có view đẹp ra vườn hoặc phong cảnh thiên nhiên, ngoài ra các vật dụng, các đồ nội thất rất độc đáo và sang trọng.
Theo tiêu chuẩn thiết kế biệt thự, một phòng bếp tiêu chuẩn biệt thự là một phòng bếp đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng vốn có, nhưng được đầu tư nhiều hơn về vật dụng cũng như thiết kế
Ngoài những thứ cần thiết như bếp nấu, bồn rửa bát, tủ lạnh, kệ bếp, thì căn bếp còn có cả bàn soạn đồ ăn, bàn ăn sum họp, tủ bát đĩa và kho đồ bếp riêng, được bố trí gọn gàng, ngăn nắp và khoa học
Ngoài ra, căn bếp phải luôn có cửa sổ đem tới ánh sáng tự nhiên, thông thoáng, đem lại cảm giác sạch sẽ, tươi mát. Phòng bếp không chỉ đầy đủ mà còn hợp lý, tiết kiệm thời gian di chuyển của người làm bếp.
Đây cũng là một điểm tạo nên sự khác biệt giữa biệt thự và nhà ở thông thường, đó là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình vào thời gian rảnh rỗi, như sau bữa tối. Đó là nơi mỗi người cùng chia sẻ, trò chuyện với nhau, nên dù không quá lớn nhưng cũng cần thiết kế ấm cúng, thân mật, diện tích thường giao động từ 20-25m2.
Chúng ta có thể hiểu là khu vệ sinh cho khách – nên được thiết kế ở gần phòng khách, hoặc phòng ăn chính, vẫn đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ, lại đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách tham quan
Ngoài ra, đó có thể là bể bơi, hoặc phòng xông hơi, bồn sục… nhưng nếu được thiết kế ở những nơi vừa đảm bảo thoải mái, rộng rãi, lại vừa riêng tư để có không gian vệ sinh cho gia đình thì đó phải là nơi đặc biệt như sân sau, hoặc tầng trên cùng…
Không gian riêng tư hay được hiểu chủ yếu là phòng ngủ riêng của mỗi cá nhân.
Phòng ngủ Master hay phòng ngủ lớn, thông thường dành cho vợ chồng gia chủ luôn cần bố trí tại một nơi ít đi lại nhất trên tầng, đảm bảo tuyệt đối sự riêng tư và yên tĩnh. Về diện tích, phòng ngủ Master đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích lớn, có nhiều tiện nghi vượt trội hẳn các phòng ngủ khác.
Cạnh đó, vì phòng ngủ Master đòi hỏi phải có sự riêng tư, yên tĩnh, kín đáo nên thường được thiết kế sảnh đệm. Phòng ngủ Master cũng nên thiết kế thêm phòng thay đồ (mục đích thay đồ và để các loại quần áo bẩn, quần áo sạch, tủ giày, mũ…); ngoài ra gia chủ còn có thể tận dụng phòng thay đồ làm hệ tủ kho treo có chứa chăn, ga giường, ga phủ… vì có nhiều mục đích sử dụng, nên phòng thay đồ cần thiết kế dài và có diện tích từ 8 – 15m2.
Phòng ngủ Master có phòng vệ sinh riêng, sang trọng và rộng rãi hơn so với phòng vệ sinh khác trong biệt thự với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, có phòng tắm đứng, bồn tắm nằm, phòng xí riêng. Để tăng thêm phần sang trọng, phòng vệ sinh còn được trang trí một cách tự nhiên với các đồ bày biện nội thất nho nhỏ, do vậy nên thiết kế diện tích khoảng 10 – 15m2.
Phòng ngủ nhỏ như phòng của con cái hay của người giúp việc thì diện tích không cần quá lớn. Nên dùng giường đơn và những vật dụng nhẹ gọn. Nếu phòng ngủ cho con thì diện tích khoảng 14-18m2, và được thiết kế tủ đồ – tivi – kệ âm tưởng để tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đáp ứng sự thông thoáng và tiện nghi.
Có thể đính kèm phòng vệ sinh riêng trong mỗi phòng ngủ, tuy nhiên chỉ cần diện tích từ 4-6m2, với bồn rửa mặt, bàn cầu và vòi tắm đứng.
Chief Manager - Quận 7
CEO công ty quảng cáo Mai Nguyễn - Quận Tân Phú
Chủ vựa gạo - Long An