Kiến trúc Roman: Di sản lịch sử và nghệ thuật độc đáo 2023
Banner mẫu biệt thự đẹp Kiến An
» Góc tư vấn » Những công trình kiến trúc Roman ấn tượng theo thời gian

Những công trình kiến trúc Roman ấn tượng theo thời gian

Cập nhật lúc 15:07:45 ngày 12/07/2023

Phương Tây có nhiều phong cách kiến trúc đẹp, đặc biệt là kiểu kiến trúc La Mã cổ đại, mỗi kiểu lại tượng trưng cho một thời kỳ phát triển lịch sử khác nhau, như Byzantine, Gothique… và kiến trúc Roman cũng là một trong số đó. Kiến trúc Roman vẫn còn in dấu trong một số công trình ngày nay. Cùng tìm hiểu xem kiểu thiết kế kiến trúc này có những đặc điểm gì và chúng đặc biệt ra sao nhé.

Nghệ thuật kiến trúc Roman sừng sững với thời gian

Kiến trúc Roman xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI và thế kỷ XII, tại các vùng Trung và Tây Âu, chủ yếu ở các nước như Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp…

Cái tên Roman có ý nghĩa là “La Mã”, và thực chất kiểu kiến trúc này mang hơi hướng của kiến trúc cổ đại La Mã. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các công trình kiến trúc Roman còn thô sơ, chưa tinh xảo như các thành tựu của người La Mã cổ. Một phần cũng là do Tây Âu vừa mới bước qua khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế và lúc đó kỹ thuật xây dựng mới bắt đầu phát triển lại sau một thời gian dài trì trệ.

Sau đó, kiến trúc Roman có những bước phát triển dài hơn và là tiền đề cho sự ra đời của kiến trúc Gothic sau này. Ngày nay, kiến trúc cổ đại Roman còn được áp dụng vào thiết kế kiến trúc biệt thự cổ điển, tân cổ điển.

Đặc điểm kiến trúc Romanesque

  • Loại hình kiến trúc: kiểu kiến trúc cổ đại này xuất hiện chủ yếu ở các lâu đài phong kiến, nhà thờ, tu viện hoặc nhà ở mang tính phòng thủ cao.
  • Kết cấu: kết cấu của các công trình kiến trúc Roman là cuốn cửa trụ, vòm bán cầu và vòm nôi bằng đá. Cũng chính vì mái vòm là đá, kỹ thuật xây dựng còn nhiều hạn chế nên thiết kế kiến trúc Roman thường có hình dạng đơn giản như: hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ thập La tinh.
  • Quy mô: kiến trúc Roman không cầu kỳ và có quy mô lớn như các công trình La Mã cổ đại.
  • Kỹ thuật xây dựng: phần lớn các công trình kiến trúc Roman có mặt ngoài đơn giản, thô ráp và ít gắn hoa văn trang trí. Cửa đi và cửa sổ của kiểu kiến trúc cổ đại này khá nhỏ và ít ánh sáng. Tường đá dày và đa phần chiều cao của các nhà thờ theo phong cách thiết kế kiến trúc Roman khá thấp, không quá 20m.

Có thể bạn quan tâm: Đặc trưng kiến trúc pháp

Một số công trình kiến trúc Roman tiêu biểu

kien-truc-roman
Quần thể tôn giáo Pisa (Ý) với mái vòm của kiến trúc Roman
kien-truc-roman
Bảo tàng lịch sử tự nhiên (Anh)
kien-truc-roman
Tu viện Lessay Abbey (Pháp)
dau truong la ma
Đấu trường La Mã
den baalbek
Đền baalbek
nha tho thanh phe ro
Công trình nhà thwof thánh phê r

Kiến trúc Roman mang trong mình sự tinh tế, sáng tạo và độc đáo. Nó không chỉ là những công trình đẹp mắt mà còn là một phần không thể tách rời trong lịch sử và văn hóa. Khám phá kiến trúc Roman là mở ra một cánh cửa đến thế giới vĩ đại và hùng vĩ từ quá khứ ánh lên tương lai. Với đội ngũ kiến trúc sư và thợ xây dựng dày dạn kinh nghiệm, Xây Dựng Kiến An – công ty chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và thi công các biệt thự cổ điển, tân cổ điển – vinh hạnh là địa chỉ tin cậy của rất nhiều khách hàng.

Bình luận

Thiết kế biệt thự tân cổ điển - Xây dựng Kiến An
“Sáng tạo không ngừng để đạt tới sự hoàn mỹ trong mắt của gia chủ”, Đội ngũ kiến trúc sư Kiến An am hiểu giá trị của từng phong cách thiết kế kiến trúc, nội thất do đó làm sáng tỏ nét đẹp của các thể loại kiến trúc với sự xuất sắc thông qua trình độ chuyên môn tuyệt vời của chúng tôi.
Liên hệ tư vấn

Bài viết nên xem

Bài viết liên quan

NHANH LÊN! HÃY GỌI NGAY CHÚNG TÔI

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Khách hàng nói về Kiến An

Review Thiết kế biệt thự kiến an

Lê Đình Trọng

Chief Manager - Quận 7

Thiết kế biệt thự kiến an

Mai Xuân Phước

CEO công ty quảng cáo Mai Nguyễn - Quận Tân Phú

vo-thi-thanh-phuong-new

VÕ THỊ THANH PHƯƠNG

Chủ vựa gạo - Long An