Lê Đình Trọng
Chief Manager - Quận 7
Thời gian trôi nhanh, xã hội ngày càng phát triển hiện đại với các công trình kỹ thuật cao mọc lên như nấm. Kiến trúc truyền thống không còn được ưa chuộng và thịnh hành nữa mà dần lặng lẽ lùi về sau, trở thành những công trình để tham quan và chiêm ngưỡng, như là một nới để mọi người ngắm nhìn và tưởng niệm các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy cùng tham khảo một số công trình kiến trúc cổ Việt Nam vẫn đang tồn tại từ bao đời nay nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT [Ẩn]
Nhà cổ Bình Thủy được xây lên từ năm 1870 ở Cần Thơ, của một gia đình giàu có họ Dương. Đây là sự kết hợp của hai nền văn hóa Đông phương và Tây phương, với cấu trúc rộng rãi gồm 5 gian 2 chái, dùng gạch tàu để lót sân, với 4 chiếc cầu thang dẫn vào nhà có hình cánh cung.
Được trụ vững nhờ vào 6 cột gỗ lim, bóng loáng và sang trọng. Cho đến ngày nay, nhà cổ Bình Thủy vẫn còn giữ lại được nét đẹp tinh tế và tao nhã; cùng với nhiều đồ đạc quý giá được bảo tồn kỹ lưỡng như bộ ấm trà có niên đại 500 năm, ghế sofa thời vua Luois 15, đá cẩm thạch làm mặt bàn…
Có lẽ ai cũng biết đến công tử Bạc Liêu bởi câu chuyện của ông đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí còn xuất hiện trên cả phim ảnh và các tác phẩm văn học. Tên thật là Trần Trinh huy, nổi tiếng một thời vì giàu có đến nỗi đốt tiền chỉ để mua vui.
Chính vì vậy mà biệt thự của ông cũng thuộc dạng hoành tráng số 1 và được mệnh danh là nhà cổ độc đáo nhất nước ta, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Xây năm 1919, biệt thự này mang vẻ đẹp Tây u sang trọng với toàn vật liệu xa xỉ nhập từ Pháp về như: đá cẩm thạch, đá thạch anh, thép đúc, khung sắ, gạch…. các đồ trang trí bằng đồng, sứ, gỗ đều rất giá trị.
Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng ở Hội An cách đây hơn 100 năm, trước đây để buôn bán mặt hàng quế, muối, tiêu, lâm thổ sản… Đây là nơi sinh sống của cả 8 thế hệ các thành viên gia đình Phùng Hưng.
Đây là sự giao thoa của 3 đất nước Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Với một mặt tiền rộng có hình ống, gỗ là vật liệu chính xuyên suốt. Ban công theo phong cách Trung Hoa, mái nhà phong cách Nhật, còn lại là thuần phong cách Việt.
Nhà cổ Tấn Ký xây dựng vào giữa thế kỷ 18, thuộc sở hữu của 7 đời họ Lê. Dù đã qua hơn 200 năm lịch sử nhưng cho đến ngày nay, căn nhà cổ này vẫn còn giữ được các kiến trúc và kết cấu nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Gỗ tất nhiên vẫn là nguyên liệu chính, người ta còn kết hợp gạch bát tràng để lát nền, ốp đá đễ không bị mục gỗ, vì vậy nên điều hòa không khí rất tốt, mùa đông ấm, mùa hạ lại mát. Chính vì vậy mà nhà cổ Tân Ký được vinh danh là một trong những di sản độc đáo của Quốc gia.
Chief Manager - Quận 7
CEO công ty quảng cáo Mai Nguyễn - Quận Tân Phú
Chủ vựa gạo - Long An