Lê Đình Trọng
Chief Manager - Quận 7
Như chúng ta đều biết, chi tiết cột tân cổ điển không thể thiếu trong kiến trúc này. Những chiếc cột luôn đóng vai trò chống đỡ quan trọng cho cả công trình kiến trúc hoàng tráng nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi.
Thừa hưởng những đặc trưng tiêu biểu của phong cách cổ điển, kiến trúc biệt thự tân cổ điển lại khéo léo biến những chiếc cột nguy nga, tráng lệ ấy thành những tác phẩm trang trí. Bằng những chi tiết cột tân cổ điển độc đáo mà vẫn giữ được sự tiện nghi cho không gian.
MỤC LỤC BÀI VIẾT [Ẩn]
Vẫn là những thức cột cổ điển nhưng chi tiết cột tân cổ điển khoác lên mình lớp áo mới mẻ, hiện đại
Chất liệu sử dụng không còn chỉ là bê tông hay đá đơn thuần. Thay vào đó là những chất liệu có phần nhẹ hơn, tiện hơn trong thiết kế và thi công. Như gỗ, thạch cao, đá hoa cương hoặc nhựa PU.
Cột trụ tân cổ điển với những chất liệu đa dạng, dễ dàng hơn trong thiết kế và thi công. Vì thế họa tiết, hoa văn trên cột dường như sống động và đa dạng hơn.
Ngoài những chi tiết điêu khắc công phu tỉ mỉ. Thành cột còn được chát những đường phào chỉ chạy dọc, hoặc theo hình xoắn ốc. Chúng đem đến hình ảnh uyển chuyển, nhẹ nhàng hơn rất nhiều cho nội thất biệt thự tân cổ điển của gia chủ.
Những chi tiết này có thể được làm nổi bật bằng màu sắc rực rỡ. Và đặc biệt không kém phần sang trọng. Điều này khiến cột trụ tân cổ điển không chỉ thực hiện chức năng kiến trúc của nó, mà còn mang tính trang trí đặc sắc.
Cột trụ tân cổ điển không còn quá cồng kềnh, hoành tráng như trong kiến trúc cổ điển. Chúng đã được thay đổi về kích thước để phù hợp với kiểu kiến trúc có không gian nhỏ hẹp hơn. Cột trụ không còn mang quá nhiều trọng trách trong gánh đỡ công trình. Thậm chí, chúng chỉ còn mang tính trang trí trong một vài công trình nhỏ.
Chief Manager - Quận 7
CEO công ty quảng cáo Mai Nguyễn - Quận Tân Phú
Chủ vựa gạo - Long An